Các vật dụng từ gốm sứ hiện nay đang được mọi người tin dùng, nhưng để chọn được sản phẩm gốm sứ chất lượng thì không phải ai cũng biết cách. Những sản phẩm gốm sứ nhiễm chì và tạp chất đang tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường nghiêm trọng.
Ảnh hưởng của gốm sứ nhiễm chì đối với cơ thể người tiêu dùng:
- Gây tổn thương, gây chết tế bào thần kinh.
- Hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.
- Gây thiếu máu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.
- Gây tổn thương thận, tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.
- Giảm khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
- Thai phụ bị ngộ độc chì sẽ truyền cho thai nhi, tăng nguy cơ chậm phát triển của thai nhi, rút ngắn thời gian mang thai, gây sinh non, giảm cân nặng của trẻ sau khi sinh.
Cách kiểm tra gốm sứ nhiễm chì.
- Ngâm gốm sứ vào dung dịch giấm ăn. Nếu giấm đổi màu hoặc gốm sứ có dấu hiệu trắng ra thì không nên dùng.
- Kiểm tra bằng nước, đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của gốm sứ (có thể làm phần đế). Nếu có hiện tượng hút nước nhanh tức là xương đồ gốm nung không đủ nhiệt. Đối với các sản phẩm gốm sứ được tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người tiêu dùng. Thông thường, gốm sứ phải được nung ở nhiệt độ từ 1200oC- 1500oC. Nếu gốm sứ được pha thêm chì chỉ nung ở nhiệt độ 800oC- 1100o
- Nguy cơ nhiễm chì cao khi sử dụng các sản phẩm gốm sứ độc hại để đựng đồ ăn nóng, chua, nước hoa quả, … Ở nhiệt độ cao có axit, kiềm, muối sẽ làm chì nhanh chóng giải phóng.
- Nên tránh sử dụng những sản phẩm có nhiều hoa văn, họa tiết được vẽ dưới lớp men. Đây là những nơi có khả năng chứa chì khá cao. Khi được sử dụng các chất độc hại này sẽ ngấm vào thức ăn và đưa vào cơ thể người.
Lưu ý:
- Không lưu trữ thực phẩm trong những đồ đựng gốm tráng men mà không biết rõ đó là loại men gì. Nên tránh sử dụng những món đồ tinh thể chì pha lê mỗi ngày.
- Nên sử dụng các sản phẩm gốm sứ có xuất xứ rõ ràng, những nơi uy tín vào chất lượng.